Sản xuất nhà gỗ lắp ghép thông minh

Thi Công Nhà Gỗ

Nghỉ dưỡng ở ven thành phố, ngoại thành TP.HCM chưa bao giờ hết HOT, ngày càng có nhu cầu lớn khi xã hội phát triển mạnh vì nội thành vốn dĩ chật chội, ngột ngạt và buồn tẻ khi cứ quẩn quanh. Giới trẻ thì ngày càng cần không gian chơi nhiều hơn và chủ yếu là ở ngoại thành cho gần và hay đi chơi vào dịp cuối tuần từ 2 đến 3 hôm, hay những người thành công cũng cần không gian sống tốt hơn, sạch và thư giãn hơn bằng cách sỡ hữu những cănnhà gỗ lắp ghép thông minhở bên ngoài TP.HCM để nghỉ ngơi.

Dưới đây là một vài mẫu nhà lắp ghép thông minh củaMỘC TRẦN GIAkhá hấp dẫn cho những chủ sở hữu thích gần gũi với thiên nhiên.

1. NHÀ GỖ LẮP GHÉP THÔNG MINH LÀ GÌ?

Nhà gỗ lắp ghép thông minhlà một ngôi nhà vườn nhỏ nằm ở ngoại ô thành phố.Nhà gỗ lắp ghép thông minh kết với sân vườn là một sự trải nghiệm mới mẻ và sự kết hợp giữa mô hình cho thuê và nghĩ dưỡng tạo nên sự độc lạ và là đòn bẩy của dự án…sống chậm lại để cảm nhận chính mình trong một không gian mở.

Với kiểu nhà lắp ghép thông minh, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc. Thường thời gian thi cống sẽ rất nhanh. Không những thế, diện tích xây và chuẩn bị lại không cần quá nhiều, linh hạt tùy vào mục đích của bạn.

null

Nhà gỗ lắp ghép thông minh

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ LẮP GHÉP THÔNG MINH.

Đặc điểm dễ thấy nhất của nhà lắp ghép thông minh là chúng được ứng dụng nhiều ở trong các mô hình nhà xưởng, nhà điều hành hoặc các khu du lịch bởi vì tính năng tiện lợi của chúng.Nhà lắp ghép thông minhcó đặc điểm là chi phí thi công và thiết kế rẻ cũng như là thời gian thi công nhanh, tiện lợi trong quá trình sử dụng và nó được ứng dụng nhiều trong mọi mặt cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Trong vài năm gần đây không chỉ ứng dụng nhiều ở trong các công trình dân sự, công trình nhà nhà điều hành, nhà dân dụng máy, nhà lắp ghép còn được ứng dụng nhiều ở các khu du lịch tạo nên vẻ đẹp cũng như sự tiện lợi và những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

null

Nhà lắp ghép mái vòm

Tính thẩm mỹ cao

Hầu hết các ngôi nhà ở truyền thống dạng bình dân đều xây dựng tương tự nhau, không có nhiều kiểu để áp dụng nhưng với nhà lắp ghép lại khác. Ngoài kiểu dáng đa dạng, nhà lắp ghép thiết kế với các màu sắc phong phú, không chỉ giới hạn là màu trắng như nhà truyền thống. Do đó, nhà lắp ghép thông minh được xem là ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao, thu hút được sự chú ý của mọi người.

Thân thiện với môi trường

Với các ngôi nhà truyền thống, các vật liệu thừa sau khi hoàn thiện nhà xong sẽ thường được vứt bừa bãi khiến cho môi trường sống không được đảm bảo, xấu, thậm chí là gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên với ngôi nhà lắp ghép thì các vật liệu nhẹ lắp ghép ngôi nhà đều được tính toán tỉ mỉ nên khi hoàn thiện, các vật liệu sẽ không bị thừa nhiều. Đặc biệt, nếu như thừa thì có thể tái chế lại. Do đó, xây dựng nhà lắp ghép hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Bền lâu

Tuy không bền bằng nhà bê tông nhưng với công nghệ lắp đặt tiên tiến, sử dụng các vật liệu cao cấp, kiểm tra các khâu lắp ghép nghiêm ngặt nên nhà lắp ghép thông minh Mộc Trần Gia sau khi hoàn thiện có chất lượng tốt, độ bền tăng cao, thậm chí là có thể kéo dài 50 – 60 năm.

3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ LẮP GHÉP THÔNG MINH.

Ưu điểm của nhà lắp ghép thông minh

  • Để nói về ưu điểm của nhà lắp ghép thông minh đầu tiên chúng ta phải nói đến ưu điểm đó chính là chi phí đầu tư giá rẻ và tiết kiệm, so với nhà xây dựng truyền thống thì nhà lắp ghép thông minh chúng ta sẽ chỉ cần phải đầu tư ra số tiền vừa phải để có thể sở hữu được một căn nhà lắp ghép, không giống như những ngôi nhà xây bằng bê tông sắt thép kiên cố hầu hết các ngôi nhà lắp ghép được thiết kế bởi các thành phần chính là sắt thép và như tấm bê tông bởi vậy chi phí thiết kế cũng như thi công xây dựng nhà lắp ghép thông minh thường rất tiết kiệm.
  • Nhà lắp ghép thông minh cũng có một ưu điểm nữa đó chính là chúng có thể được di chuyển từ nơi này sang đời khác một cách rất dễ dàng, các nhà kho hay nhà điều hành thường hay được sử dụng là nhà lắp ghép bởi vì đặc tính dễ dàng di chuyển của chúng, bạn có thể dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác một cách rất dễ dàng và tiện lợi do các thành phần xây dựng đến nhà lắp ghép được thiết kế để có thể tháo rời cho nên việc vận chuyển không hề khó khăn.
  • Nhà lắp ghép thông minh có thể dễ dàng lắp đặt nhanh chóng không giống như những ngôi nhà được xây bằng bê tông cốt thép, nhà lắp ghép thường là những ngôi nhà đã được thiết kế và hoàn thiện sẵn ở các xưởng gia công chúng sẽ được chuyển từng mảnh đến khu thì công việc thi công lắp đặt nhà lắp ghép vô cùng đơn giản, thường thì chúng ta sẽ mất từ 7 ngày đến 14 ngày để có thể hoàn thành một ngôi nhà lắp ghép có thể thấy là thời gian hoàn thành nhà lắp khép nhanh hơn rất nhiều so với những ngôi nhà truyền thống khác.

null

Nhà lắp ghép bền đẹp

Nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh

Cũng giống như tất cả các sản phẩm khác dù hoàn hảo đến mấy thì nhà lắp ghép thông minh cũng sẽ có những nhược điểm của mình. Sau đây thì chúng tôi sẽ chỉ các bạn những nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh

  • Đầu tiên là tuổi thọ có giới hạn tuy là một sản phẩm thiết kế hiện đại cũng như là được làm từ những vật liệu vô cùng tốt thế nhưng nhà lắp ghép sẽ chỉ có tuổi thọ từ 60 cho đến 70 năm với vật liệu cao cấp. Còn với những ngôi nhà có chi phí lắp đặt và chất lượng kém hơn thì tuổi thọ có thể từ 30 đến 45 so với nhà truyền thống thì tuổi thọ của nhà lắp ghép có phần ít hơn.
  • Nhà lắp ghép có thể dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác tuy nhiên là nó cũng giới hạn về số lượng lần di chuyển, thường thì với một ngôi nhà lắp ghép các bạn có thể di chuyển tối đa được năm lần với những vật liệu cao cấp hơn thì các bạn có thể di chuyển được số lần nhiều hơn, điều này cho thấy là việc dịch chuyển các ngôi nhà lắp ghép cũng có giới hạn về số lần di chuyển cho nên các bạn cần đặc biệt chú ý khi mà muốn dịch chuyển một cái nhà lắp ghép đi đâu đó.
  • Cần phải bảo hành bảo trì thường xuyên, với những ngôi nhà lắp ghép thì việc bảo trì lại ngôi nhà là một phần rất quan trọng, do là được cấu thành từ những vật liệu lắp ghép cho nên ngôi nhà cần thường xuyên được bảo trì để đảm bảo được độ vững chắc và tăng độ bền, Các bạn cần phải thực hiện định kỳ 5 đến 10 năm một lần sơn và bảo dưỡng định kỳ lại ngôi nhà sẽ làm cho ngôi nhà trở nên bền hơn.

4. CHI PHÍ THI CÔNG NHÀ LẮP GHÉP THÔNG MINH.

Do nhờ thời gian xây dựng nhanh chóng, hạn chế phát sinh trong xây dựng, đồng thời sử dụng vật liệu ít hơn nhà truyền thống nên xây nhà lắp ghép được xem là tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với nhà truyền thống.

Giá xây dựng như thế nào thì điều này phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:
  • Giá nguyên vật liệu để lắp ghép nhà.
  • Diện tích, số tầng mà bạn muốn xây dựng
  • Vị trí địa lý.
  • Thời gian thi công.

Vậy với những ưu điểm này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời là có nên lắp nhà thông minh rồi phải không.

Như vậy,MỘC TRẦN GIAđã và đang là trở thành giải pháp công trình cho thời hiện đại. Nếu bạn muốn xây công trình tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo bền lâu theo thời gian thì xây nhà lắp ghép là sự lựa chọn tối ưu nhất, đặc biệt là nếu như bạn làm kinh doanh thì sẽ thu hồi vốn rất nhanh.

5. QUY TRÌNH THI CÔNG NHÀ LẮP GHÉP ĐÚNG CHUẨN.

Việc nắm bắt rõ quy trình thi công nhà lắp ghép từ những bước đầu tiên. Chắc chắn sẽ giúp bạn có được những sản phẩm nhà ở chất lượng nhất. Dưới đây là các bước thi công nhà lắp ghép chi tiết. Kính mời Quý khách hàng cùng tham khảo:
Bước 1: Thi công phần móng và xác định – lắp đặt hệ thống bu lông chờ
Một trong những ưu điểm nổi bật khi bạn chọn thi công nhà ở lắp ghép. Đó chính là khả năng thích ứng được với mọi loại địa hình. Với mỗi một khu vực lắp đặt khác nhau, đội ngũ thiết kế và thi công nhà lắp ghép của bạn sẽ có giải pháp xây dựng phần nền móng phù hợp cho loại đất đó, như: Móng đơn; Móng băng; Móng cọc…
Với những khu vực đất nền yếu, đội ngũ thi công sẽ cân nhắc sử dụng những mẫu nhà lắp ghép có tải trọng nhẹ nên khách hàng hoàn toàn không cần phải lo nhà của mình sẽ bị lún về sau.
Ở một số mẫu nhà lắp ghép đặc thù, trước khi đổ bê tông làm móng, ta cần xác định vị trí chính xác của các bu lông và để ở chế độ chờ. Để thực hiện lắp ghép hệ thống cột thép sau này.

Bước 2: Sản xuất hoàn thiện các cấu kiện của nhà lắp ghép tại xưởng

Không giống như khi xây dựng nhà truyền thống. Trước khithi công lắp đặt nhà lắp ghép, mọi cấu kiện của ngôi nhà đều phải được sản xuất hoàn thiện tại nhà xưởng.

Bởi ở mẫu nhà này, chúng ta sẽ hoàn toàn sử dụng các cấu kiện có sẵn để lắp ghép với nhau. Do đó, việc sản xuất các cấu kiện cũng cần phải đảm bảo tính kỹ thuật 100%. Và được thực hiện tại các đơn vị có xưởng sản xuất chuyên nghiệp với hệ thống máy móc hiện đại chứ không thể làm thủ công được.

Bước này sẽ được thực hiện song song với bước 1. Do việc xây dựng nền móng chủ yếu là đổ bê tông, nên chúng ta vẫn cần có thời gian để bê tông nghỉ và đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình lắp ghép cũng như sử dụng sau này.

Bước 3: Lắp dựng khung trong quá trình thi công nhà lắp ghép

Sau khi các kết cấu của ngôi nhà được hoàn thiện. Dựa vào bản vẽ thiết kế, các kiến trúc sư và đội ngũ thợthi công nhà lắp ghépsẽ tiến hành lắp dựng khung kết cấu của ngôi nhà.

Thông thường việc lắp đặt này sẽ được thực hiện bằng cẩu và sau đó được liên kết với nhau bằng hệ thống ốc vít, bu lông để định hình khung nhà một cách chắc chắn nhất.

null

Lắp ghép phần khung nhà

Bước 4: Lắp đặt hệ thống tường, vách, mái của nhà lắp ghép

Sau khi hệ thống trụ chính và khung nhà đã được định hình chắc chắn. Đội thợ thi công nhà lắp ghép sẽ tiến hành lắp ráp tường, vách và mái vào khung thép của ngôi nhà.

null

Phun form cách âm và ốp tường

Bước 5: Lắp đặt hệ thống cửa chính, cửa sổ của nhà lắp ghép

Bước tiếp theo trongquy trình thi công nhà lắp ghépchính là việc lắp đặt hệ thống cửa chính và cửa sổ vào khuôn.

Công đoạn này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại thực sự quan trọng và đòi hỏi người thợ lắp ráp phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Bởi, hệ thống khung cửa sau khi được gắn vào tường phải có độ chuẩn xác gần như tuyệt đối về kích thước và hình dáng, nhằm đảm bảo cho cánh cửa được lắp ghép một cách dễ dàng.

Bước 6: Lát nền cho ngôi nhà lắp ghép

Để nền nhà có khả năng thoát nước tốt. Khi lát nền cho nhà lắp ghép, khách hàng và đội thợ thi công nên tạo góc nghiêng từ 3 – 10 độ cho nền nhà của mình. Quy trình cụ thể sẽ thường là: Lát lớp bê tông nhẹ sau đó tiến hành lát gạch hoặc gỗ lên sàn.

Bước 7: Một số công đoạn hoàn thiện cuối cùng

Các công đoạn hoàn thiện cuối cùng khithi công nhà lắp ghépcũng tương tự như khi chúng ta xây dựng những mẫu nhà ở truyền thống. Đó là, lắp đặt hệ thống thông gió, chống nóng, chống sét, điện nước và thiết bị vệ sinh…

Bước 8: Nghiệm thu công trình nhà lắp ghép

Để đánh giá được một quy trìnhthi công nhà lắp ghép chất lượnghay không. Khách hàng nên đặc biệt quan tâm tới quá trình nghiệm thu công trình của mình.

Trước khi nghiệm thu, căn nhà cần được vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đó, bạn nên kiểm tra kỹ mái nhà xem có bị dột hay không, tường và vách có kín gió, nền nhà có ráo nước.

Vào những ngày thời tiết mưa hoặc nắng, bạn hãy kiểm tra khả năng cách âm, cách nhiệt của ngôi nhà. Rồi căn cứ vào đó để tiến hành yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa nếu cần thiết.

Khi sử dụng nhà lắp ghép, bạn cũng cần lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng vật nhọn hoặc tác động lực lớn vào vách và cửa của ngôi nhà, đồng thời tránh xa những khu vực ẩm mốc và dễ bị cháy nổ.

6. CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HOMESTAY CẦN CÓ
  • Vị trí thiết kế, xây dựng homestay nên là địa điểm càng dễ dàng tiếp cận càng tốt.
  • Vị trí thiết kế, xây dựng đảm bảo yếu tố an ninh, an toàn cho du khách.
  • Chỗ đặt dự án homestay ưu tiên các địa điểm có khung cảnh đẹp, thoáng đãng, thuận mắt.
  • Homestay nên được đặt chung khu vực thi công tổng thể.

7. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 130/2 Đường Thạnh Lộc 19 – KP3C P.Thạnh Lộc – Q.12 TP Hồ Chí Minh

Hotline: Mr Hoàng – 0927000111

Email: mocphongcach123@gmail.com

Website:/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0927000111ZaloMessengerEmail